Mục tiêu bài viết cung cấp các dashboard chỉ số vĩ mô quan trọng, giúp nhà phân tích chủ động tiếp cận thông tin, hình thành thói quen follow chỉ số chủ động, từ đó có thể đưa ra các quyết định sớm và chính xác hơn. Dưới đây là danh sách các chỉ số vĩ mô Việt Nam:

Chỉ Số Nội Địa

1. Đầu vào (Input)

  • Giá dầu (WTI) & PPI: Theo dõi xu hướng giá cả đầu sản xuất.

  • Tỷ giá USD/VND: Quan sát biến động tỷ giá để đánh giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cần theo dõi CNY/VND do Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc.

Link dashboard

2. Đầu sản xuất (Output)

  • PMI: Theo dõi xu hướng đơn hàng của doanh nghiệp.

  • IIP & Tăng trưởng tiêu thụ/sản xuất điện: Đánh giá khả năng sản xuất thực của nền kinh tế.

  • Tăng trưởng luân chuyển hàng hóa: Luân chuyển hàng hóa tăng cho thấy hoạt động logistic hiệu quả và người tiêu dùng đang có nhu cầu thực.

 Link dashboard

3. Tiêu dùng

  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ: Thể hiện doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ số này tăng đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng thực được confirm.

  • Lượt vận chuyển du khách quốc tế/nội địa: Đại diện cho ngành du lịch (một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam). Chỉ số này tăng tốt thì các ngành các ngành như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí đi kèm cũng được kéo theo, chưa kể dòng ngoại tệ đổ về khi khách quốc tế tăng lên.

  • Doanh số hàng hóa thiết yếu: Theo dõi doanh số tại các chuỗi siêu thị như Bách Hóa Xanh, nếu chỉ số này đồng pha với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cũng như tăng trưởng luân chuyển, chứng minh cho nền kinh tế thực sự phục hồi tốt.i

  • Doanh số hàng hóa không thiết yếu: Ví dụ: doanh số của MWG, PNJ - đây là mặt hàng chưa thiết yếu nên nhiều khả năng trong pha phục hồi sẽ tăng trưởng chậm. Tuy nhiên nếu doanh thu MWG hoặc PNJ tăng theo thời gian mà doanh số hàng thiết yếu không giảm, đồng nghĩa với nền kinh tế đang trong thời kỳ hưng thịnh.

Link dashboard