Lãi suất chính sách đóng vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là khi áp dụng cho các mục tiêu vĩ mô - tiền tệ. Vậy, việc tăng hay giảm lãi suất điều hành ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào, hãy cùng Wi tìm hiểu qua bài biết dưới đây nhé!

Các loại lãi suất chính sách

Lãi suất chính sách là lãi suất được Ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm và sử dụng để tạo ra những vùng giới hạn cho lãi suất thị trường 1 và 2, từ đó tác động đến thanh khoản hệ thống và cung tiền. Khác với các loại lãi suất thị trường, đa phần các loại lãi suất chính sách đều do ngân hàng nhà nước quy định.

Lãi suất chính sách bao gồm: Lãi suất điều hành, trần lãi suất, và lãi suất dự dữ bắt buộc.

Lãi suất điều hành

Lãi suất điều hành là cụm từ mà ta thấy khá quen thuộc mỗi khi Ngân hàng Nhà nước có sự điều chỉnh thay đổi về lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay lại chưa có một quy định nào quy định chi tiết, cụ thể về lãi suất điều hành.

Tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định như sau:

Lãi suất

1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.”

Như vậy, ta có thể hiểu, lãi suất điều hành là công cụ, chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  được áp dụng trong việc định hướng lãi suất thị trường nhằm điều tiết các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất trên thị trường trong ngắn hạn. Thực tế, có ba mức lãi suất chính sách khác nhau là lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, và lãi suất qua đêm.

Lãi suất điều hành - WiChart
  • Lãi suất tái cấp vốn: Thông thường, cái mà mọi người nói đến trên báo chí, là tỷ lệ tái cấp vốn. Đó là tỷ lệ mà các ngân hàng thương mại có thể vay tiền từ ngân hàng trung ương của họ. Do tính rủi ro cao hơn, nên thường lãi suất tái cấp vốn sẽ cao hơn lãi suất chiết khấu.

  • Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho vay ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại khi họ gặp khó khăn về thanh khoản, thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. 

  • Lãi suất qua đêm (lãi suất liên ngân hàng qua đêm): là mức lãi suất mà các tổ chức tín dụng sẵn sàng trả cho các khoản vay ngắn hạn trong thời gian từ ngày hôm nay đến ngày mai. Đây là thước đo độ thanh khoản của thị trường tài chính và tính linh hoạt của các tổ chức tài chính qua đó NHTW có thể để kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Trần lãi suất

Lãi suất trần (hay trần lãi suất huy động) là mức lãi suất cao nhất cho các khoản tiền gửi của khách hàng được quy định bởi ngân hàng nhà nước. Theo đó, các tổ chức tài chính căn cứ vào mức lãi suất trần này để điều chỉnh mức lãi suất huy động hoặc cho vay sao cho hợp lý.

Mức trần lãi suất theo kỳ hạn - WiChart

Lãi suất dự trữ

Tiền gửi dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng thương mại, bắt buộc các ngân hàng giữ một phần tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Nhà nước. Mục tiêu của việc giữ dự trữ bắt buộc là để đảm bảo rằng ngân hàng có sẵn đủ tiền mặt để đáp ứng các yêu cầu rút tiền của khách hàng và giữ vững tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Lãi suất dự trữ - WiChart

Ý nghĩa của các loại lãi suất chính sách

Lãi suất được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương, nó tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính sách nước ta. Các loại lãi suất này định hướng và là cơ sở xác định các mức lãi suất khác trên thị trường, qua đó ảnh hưởng đến hành vi của các chủ thể kinh tế, như nhu cầu vay mượn, tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu.

Ví dụ, nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, chi phí vay của ngân hàng sẽ tăng lên. Sau đó, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất mà họ tính cho khách hàng. Do đó, chi phí đi vay trong nền kinh tế sẽ tăng lên và lượng cung tiền sẽ giảm.

Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ giữa lãi suất và nền kinh tế lại khá phức tạp và nhìn chung thường có khoảng thời gian khá dài giữa những thay đổi về lãi suất và kết quả thay đổi của nền kinh tế. Do đó, hầu hết các ngân hàng trung ương đều điều chỉnh lãi suất  từ ​​từ để theo dõi tác động của chúng đối với nền kinh tế.

Tác động của các loại lãi suất chính sách lên hệ thống vĩ mô - tiền tệ

Lãi suất chính sách là một công cụ mạnh mẽ để kiểm soát mức lạm phát và hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực. Chúng là một trong những thành phần chính của chính sách tiền tệ, dẫn đầu bởi ngân hàng trung ương.

Thông thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất điều hành khi muốn kiềm chế lạm phát hoặc khi nền kinh tế đang phát triển quá nhanh và có nguy cơ gây ra sự suy giảm sau đó.Tăng lãi suất chính sách làm chậm sự gia tăng cung tiền và do đó chống lạm phát. Thực tế, sự gia tăng làm tăng chi phí tín dụng nhưng gián tiếp làm chậm đầu tư vào nước này. Việc tăng lãi suất diễn ra để tránh hoạt động kinh tế quá nóng.  Khi đó, việc tăng lãi suất giúp giảm đà tăng giá và kiểm soát sự phát triển quá nhanh của thị trường tài chính.

Trái lại, việc giảm lãi suất  chính sách tác dụng kích thích tăng trưởng nền kinh tế hoặc giảm thiểu tác động của sự suy giảm kinh tế. Giảm lãi suất có thể giúp giảm chi phí vay và tăng cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp và cá nhân, tăng chi tiêu và đẩy mạnh hoạt động kinh tế. Sự suy giảm thường xảy ra do suy thoái kinh tế hoặc khủng hoảng kinh tế lớn. Lãi suất thấp hơn cung cấp cho các ngân hàng thương mại nhiều thanh khoản hơn và chi phí tín dụng thấp hơn, về lý thuyết thúc đẩy đầu tư và do đó tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất chính sách có tác động lạm phát.

Như vậy, việc tăng hoặc giảm lãi suất chính sách đều có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia. Chính vì thế, ngân hàng Nhà nước cũng sẽ đảm bảo sự an toàn cho thị trường tài chính, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, và phòng chống lạm phát.

Truy cập WiChart ngay bây giờ và trở thành nhà đầu tư thông thái với dữ liệu tài chính tin cậy.