Cơ cấu tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Hiểu được cấu trúc tài sản là chìa khóa để tối đa hóa lợi nhuận từ cơ sở tài sản đó. Phân tích cơ cấu tài sản một quy trình cần thiết, nhìn vào tỷ trọng và cấu trúc của các loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về cách mà tài sản được sử dụng cũng như tính thanh khoản và sự đa dạng trong cơ cấu tài sản.
Giới thiệu chung
Khái niệm cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp được hiểu là tất cả những tài sản hữu hình, vô hình hoặc có thực gồm tiền, vậy hoặc giấy tờ có giá, hoặc những quyền tài sản của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định và tài sản đó có khả năng đem lại lợi ích, lợi nhuận cho doanh nghiệp đó.
Cơ cấu tài sản của một doanh nghiệp là cách phân bổ và sử dụng toàn bộ tài sản mà công ty sở hữu cho hoạt động kinh doanh. Chúng bao gồm các loại tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị cũng như tài sản lưu động như hàng tồn kho, tiền mặt và các khoản phải thu. Phân tích cơ cấu tài sản nhằm tìm hiểu tỷ lệ phần trăm của từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Mục tài sản của doanh nghiệp trên Báo cáo tài chính
Tại sao cần phân tích cơ cấu Tài sản của doanh nghiệp
Hiểu rõ cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả hơn, vì những lý do sau đây:
Đầu tiên, việc phân tích cơ cấu tài sản giúp xác định mức độ đa dạng hóa của tài sản, từ đó giảm thiểu rủi ro khi doanh nghiệp phụ thuộc quá mức vào một loại tài sản cụ thể.
Thứ hai, cơ cấu tài sản còn thể hiện mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt, ví dụ như tiền mặt và các khoản phải thu, có khả năng thanh khoản cao hơn so với các tài sản cố định như bất động sản.
Đồng thời, phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc đầu tư vào các loại tài sản cụ thể hoặc đề xuất nhu cầu vốn cần thiết cho việc mua sắm các tài sản mới.
Cuối cùng, thông qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu tài sản cung cấp thông tin về cách mà tài sản được sử dụng và góp phần vào việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Cách phân tích cơ cấu tài sản
Xác định loại tài sản
Bước đầu tiên trong quá trình phân tích là xác định và liệt kê các loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu.
Dựa vào vòng đời của các loại tài sản, từ thời gian đầu tư, lập kế hoạch mua sắm tài sản cho đến khi mua sắm tài sản, phân phối và đưa tài sản vào sử dụng, luân chuyển, thu hồi, thanh lý. Tài sản của doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 loại đó là: tài sản ngắn hạn (hay tài sản lưu động) và tài sản dài hạn (hay tài sản cố định).
Tài sản ngắn hạn phục vụ cho hoạt động điều hành của công ty trong thời gian dưới một năm. Ví dụ, tài sản ngắn hạn gồm tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu.Tài sản dài hạn còn được gọi là tài sản hữu hình, vốn hoặc tài sản cố định.
Tài sản dài hạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong thời gian trên 12 tháng, bao gồm bất động sản, thiết bị, máy móc và quy trình sản xuất…
Đánh giá rủi ro gắn liền với tài sản
Việc đánh giá rủi ro này giúp đưa ra những nhận định về sức khoẻ tài chính doanh nghiệp, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Có nhiều cách đánh giá rủi ro cơ bản sau:
Phân tích tỷ lệ phần trăm cơ cấu tài sản là xem xét tỷ lệ phần trăm của mỗi loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty A có cơ cấu tài sản như sau: 30% tiền mặt, 40% tài sản cố định, và 30% các khoản phải thu. Điều này cho thấy công ty A có một tỷ lệ tương đối cân bằng giữa các loại tài sản khác nhau.
Đánh giá khả năng thanh khoản của tài sản. Ví dụ: Doanh nghiệp B có 60% tài sản thuộc khoản tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt, trong khi 40% là bất động sản. Điều này cho thấy doanh nghiệp này có khả năng thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt khi cần.
Xem xét cơ cấu tài sản theo ngành công nghiệp là việc quan sát cách tài sản phân bổ trong ngành công nghiệp đó. Ví dụ, doanh nghiệp bất động sản có tài sản tập trung vào đất đai và nhà cửa.
So sánh cơ cấu tài sản với các đối thủ cạnh tranh là đối chiếu cơ cấu tài sản của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành. Ví dụ, so sánh doanh nghiệp A và doanh nghiệp B trong cùng ngành, doanh nghiệp A có tỷ lệ tài sản dài hạn lớn hơn, trong khi doanh nghiệp B có tỷ lệ các khoản phải thu cao hơn. Điều này có nghĩa doanh nghiệp A có thể có sự ổn định hơn trong tài sản dài hạn, trong khi doanh nghiệp B có thể có doanh số bán hàng của mình chưa được thu về.
Xác định giá trị và tỷ trọng tài sản
Dựa trên giá trị tài sản, tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Điều này thể hiện rõ mức độ quan trọng của mỗi loại tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản như sau:
Tiền mặt: 20%
Tài sản cố định: 50%
Đầu tư: 15%
Nợ phải thu: 10%
Tài sản khác: 5%
Điều này cho thấy cách mà doanh nghiệp đã phân bổ tài sản của mình. Ví dụ trên, tiền mặt và tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản.
Phân tích, đánh giá, so sánh với trung bình ngành
Phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc sử dụng tài nguyên vốn, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.
So sánh với các chỉ số tài chính của doanh nghiệp cùng ngành
Phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp so sánh được tỷ số vốn tổng hợp của cuối kỳ so với đầu năm. Công thức tính hệ số tài sản sẽ được tính như sau:
Cơ cấu tài sản doanh nghiệp = Giá trị của từng loại tài sản / Tổng tài sản doanh nghiệp
Tiền trên tổng tài sản:
Tiền trên tổng tài sản cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt.
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tiền/ tổng tài sản quá lớn, có thể doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền không đầu tư vào hoạt động kinh doanh, gây lãng phí nguồn vốn. Tiền này không tham gia vào sản xuất kinh doanh, không tạo lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho trên tổng số tài sản:
Tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản cao cho thấy doanh nghiệp tích trữ nhiều hàng tồn kho.
Tuy nhiên, điều này có thể là sự lãng phí vốn, vì nó không tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giữ nhiều hàng tồn kho cũng giúp doanh nghiệp tránh tình trạng thiếu hụt hàng.
Tài sản cố định trên tổng số tài sản:
-> Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cao cho thấy doanh nghiệp có chiến lược đầu tư vào tài sản cố định.
-> Tuy nhiên, đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định cũng mang theo rủi ro cao trong kinh doanh.
Ứng dụng WiChart để phân tích cơ cấu tài sản doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ
Hướng dẫn nhà đầu tư sử dụng WiChart để phân tích, bóc tách cơ cấu tài sản khi phân tích doanh nghiệp Sản Xuất, Thương Mại, Dịch vụ.
Các hạng mục mà nhà đầu tư cần quan tâm:
Tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn
Hàng tồn kho
Phải thu khách hàng
Trích lập dự phòng
Kết luận
Phân tích cơ cấu tài sản là một bước quan trọng để hiểu rõ về tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc nắm vững cơ cấu tài sản giúp người quản lý đưa ra các quyết định hợp lý về đầu tư, vay vốn và tối ưu hóa sử dụng tài sản, từ đó mang lại sự ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp, và giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Hãy sử dụng WiChart để đưa ra quyết định tài chính thông minh và chiến lược dự trên dữ liệu tài chính. Tham khảo khóa học Phân tích Doanh nghiệp ứng dụng đầu tư của WiGroup để phân tích BCTC một cách hiệu quả hơn.