Chuỗi giá trị Ngành Dệt may Việt Nam
Nhìn vào chuỗi giá trị ngành dệt may thấy rằng, Việt Nam là một trong những mắt xích trong chuỗi giá trị của Dệt may toàn cầu. Và bị phục thuộc rất lớn vào các thị trường như là Trung Quốc, Mỹ và EU.
Mảng sợi
Đầu vào: Bông và Polyester chủ yếu phụ thuộc lớn vào Nhập khẩu.
Theo ước tính của Hiệp hội bông sợi Việt Nam VCOSA, nguồn cung bông trong nước chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu nội địa, và Polyester cũng phụ thuộc chính vào nhập khẩu khi các nhà máy lọc dầu trong nước không chú trọng sản xuất do giá trị thấp.
Đầu ra: Các phẩm của sợi phục vụ các doanh nghiệp dệt trong nước, và xuất khẩu. Với thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc.
Mảng Dệt nhuộm
Khâu dệt, nhuộm từ trước đến nay luôn là điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị của Ngành dệt may Việt Nam. Xuất phát từ quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, và các quy định chặt về môi trường làm cho chi phí sản xuất Khâu dệt, nhộm lên cao, và khó cạnh tranh so với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc và Đài Loan.
Đây cũng là điểm nghẽn cho toàn chuỗi giá trị, khi yêu cầu của các hiệp định thương mại, thì nguyên vật liệu đầu vào của các loại hàng hóa phải xuất phát từ nội địa hoặc các nước thành viên, thì mới được hưởng các chính sách ưu đãi thuế. Nên đây là điểm cố hữu kiến Dệt may Việt Nam chưa thể tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để đi vào các thị trường lớn, đặc biệt là EU.
Mảng May
Mảng may là mảng mạnh nhất của trong chuỗi giá trị Dệt May Việt Nam với lợi thế nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao. Kinh ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2022, theo Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam chiến 7.48% tổng kinh ngạch xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới, xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Bangladesh.
Đầu vào: Trong năm 2022, hơn 62% Vải nhập khẩu đến từ Trung Quốc.
Phương thức sản xuất: Chủ yếu các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam là gia công CMT và FOB
Đây là 2 hình thức sản kém nhất trong chuỗi giá trị Mảng may, với biên lợi nhuận chỉ khoảng 10%-20% và chiếm một giá trị thằng dư rất bé trong chuỗi giá trị của hàng May mặc.
Chi phí sản xuất chiếc áo Thun tại Trung Quốc (Nguồn: Market It British)
Theo Market It British chi phí của một chiếc áo Thun giá bán lẻ 25 Euro, thì chi phí sản sản xuất chỉ 4.25 Euro tương được 16% giá thành sản phẩm, trong đó đã bao gồm chi phí nguyên vật liệu, còn các chi phí lớn nhất trong nằm ở chi phí cho Bán lẻ và Thương hiệu.
Cho thấy đóng góp giá trị thặng dư của Việt Nam vào chuỗi giá trị Dệt may Thế giới là rất thấp.
Đầu ra: tập trung chủ yếu vào xuất khẩu với các thị trường chính là Mỹ, Eu, Nhật Bản.
Các yếu tố theo dõi khi phân tích ngành Dệt May Việt Nam
Sự thay đổi của giá các nguyên vật liệu đầu vào
Như đã trình bày ở trên, đầu vào trong chuỗi giá trị Ngành Dệt May bao gồm: Bông, sợi, vải ... Do đó nắm rõ sự thay đổi giá các mặt hàng này là đáng quan tâm. Đặc biệt là các doanh nghiệp thượng nguồn như Sơ sợi, Dệt.
Các chuyển biến giá khác như: Giá cước vận tải biển, quy định về các lương cơ bản ở các địa phương...
Tình hình tiêu thụ ở các thị trường lớn.
Với sự phục thuộc vào các bạn hàng lớn ở các nước như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường gần như quyết định toàn bộ đến tăng trưởng của các doanh nghiệp trong Ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp May.
Nhà đầu tư có thể theo dõi các yếu tốt sau để nắm rõ các tình hình.
Xuất khẩu Dệt May của Việt Nam hàng tháng của Tổng cục thống kê.
Các chỉ số về tình hình tiêu dùng tại các thị trường lớn:
Doanh số bán lẻ tại Mỹ, Eu, Nhật Bản ...
Hàng tồn kho các sản phẩm Dệt may tại các thị trường, hàng tồn kho của các thương hiệu lớn như Adidas, Nike ...
Các yếu tố khác
Các hiệp định thương mại. Ví dụ tại Eu với hiệp định EVFTA có những lộ trình giảm thuế và những yêu cầu về chuỗi giá trị của doanh nghiệp, những doanh nghiệp trong ngành đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ có những cơ hội mở rộng thêm thị trường mới và tập khách hàng mới.
Các yêu cầu về tiêu chuẩn xanh, ESG.
Trên đó là một vài quan điểm về chuỗi giá trị Dệt May Việt Nam, rất mong mang lại ít nhiều những góc nhìn cho các anh chị.