Nếu phải ra quyết định đầu tư vào một CTCK, có lẽ đa số NĐT sẽ lựa chọn nhóm 3 CTCK đầu ngành, bao gồm VCI, SSI và VND. Điều này được giải thích rằng những CTCK đầu ngành, có thị phần lâu đời thì uy tín sẽ cao hơn sẽ giúp NĐT an tâm khi đầu tư. Tâm lý này đã giúp 3 CTCK (VCI, SSI, VNDS) chiếm 22,1% thị phần môi giới chứng khoán, đạt mức quy mô tài sản chiếm đến 46% tài sản toàn thị trường.
Chứng khoán SSI
Song, SSI là CTCK chúng tôi đánh giá là cao nhất với sự hấp dẫn và năng động của đội ngũ quản trị. Mặc dù, không phải là doanh nghiệp đứng đầu thị phần môi giới trên thị trường nhưng là công ty có mức thị phần ổn định nhất qua các năm, nguồn vốn huy động dồi dào, tỷ suất ROE vượt trội trong top 3 CTCK đầu ngành và so với mức trung bình ngành.

Dù mảng tự doanh và cho vay margin không phải là không có rủi ro, chúng tôi đánh giá cao phân bổ tỷ trọng danh mục đầu tư của SSI, với hơn 60% tài sản của SSI hiện đang ở dạng tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi, điều này giúp SSI giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Ngoài ra, danh mục cổ phiếu niêm yết của SSI với các doanh nghiệp lớn như FPT, VPB, MBB và khả năng quản trị nợ xấu margin (<3%) tốt sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể khi thị trường biến động mạnh.


Chúng tôi cho rằng, độc lực tăng trưởng của SSI với mức trung bình CARG 20% đến từ các yếu tố sau: (1) IPO cổ phiếu, (2) TTCK nâng hạng, (3) Phái sinh. Tuy nhiên, với tốc tộ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 20% và ROE xấp xỉ 13% và mức định giá P/B là 1,8x và P/E là 15,5x thì mức định giá của SSI không hoàn toàn quá mắc với một doanh nghiệp đầu ngành không có giới hạn tăng trưởng. Vì vậy, chúng tôi ước tính giá trị thực của SSI quanh quanh vùng [22 - 50] là vùng định giá hợp lý. Tuy vậy, NĐT cần phải xem xét tình hình bong bóng TTCK để ra quyết định đầu tư.

Chứng khoán VND
Ngoài SSI, thì CTCP Chứng khoán VNDirect ("VND") là nhóm cơ hội tốt mà NĐT cần quan tâm. Dù vậy, nếu xem xét về chính sách margin và danh mục tự doanh của VND thì đây cũng là lý do khiến mức định giá của doanh nghiệp được bán ở mức P/E hợp lý thấp.
Nhắc đến VND, chúng ta ắt hẳn sẽ nghĩ ngay đến một CTCK có danh mục tự doanh đầy biến động khi trái phiếu chiếm đến 49,14% danh mục, trong đó TPDN chiếm tỷ trọng lớn nhất, giá trị khoảng 9.810 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài sản tương đối là cao, chủ yếu là các nguồn tài trợ đến từ vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (chiếm 54,56% nguồn vốn). Con số này vô cùng nguy hiểm đối với một CTCK, chỉ cần một sai sót nhỏ về chất lượng danh mục tự doanh cũng có thể "quét sạch" vốn chủ sở hữu của VND bất cứ khi nào.

Tuy vậy, xét về danh mục cổ phiếu niêm yết của VND là các doanh nghiệp lớn như PTI, VPB, HSG, VCB, STB và khả năng quản trị nợ xấu margin tốt sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể khi thị trường biến động mạnh.

Nếu xét đến định giá P/B xấp xỉ 1,9x và PEG ratio là 2,8 lần thì chúng tôi cho rằng mức định giá này không hề rẻ so với mức định giá trung bình của ngành. Tuy vậy, chúng tôi đánh giá cao về mặt thương hiệu, nằm trong top 3 ngành của thị trường và đội ngũ broker năng động. Ngoài ra, sản phẩm tiềm năng của VND đến từ mảng chứng quyền và thu phí sản phẩm phái sinh trong tương lai thì đây sẽ là cơ hội đầu tư tốt đối với NĐT.
Do đó, với vùng giá trị thực từ [23.6 – 37.7] là vùng định giá hợp lý của VND. Tuy vậy, giống như SSI thì NĐT cần phải xem xét tình hình bong bóng của TTCK để ra quyết định đầu tư.

Kết luận
Dù sao đi nữa, nhóm CTCK đầu ngành là VPS, SSI, VND là yếu tố NĐT sẽ phải xem xét tới trong tương lai với mức định giá phù hợp hơn. Trong khi, nhóm CTCK ở tầm trung thì sẽ phải cần nhiều thời gian để theo dõi về khả năng tăng trưởng thị phần, tăng trưởng lợi nhuận và chính sách quản trị rủi ro.