Lãi suất là khái niệm quen thuộc trong tài chính, ảnh hưởng đáng kể đến tín dụng tiêu dùng. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu tại sao lãi suất quan trọng và vai trò của nó trong việc vay tiền và quản lý tài chính cá nhân nhé!

Tín dụng tiêu dùng lãi suất và lãi suất

Tín dụng tiêu dùng

Khi nói về ảnh hưởng của lãi suất đến tín dụng tiêu dùng, ta đề cập đến loại lãi suất cho vay hay  còn gọi là lãi suất tín dụng. Dựa theo hình thức vay (vay thế chấp vay tín chấp, vay trả góp…) mà ta có mức lãi suất khác nhau.

  • Vay tín chấp (vay tiêu dùng không đảm bảo): Người vay không cần đảm bảo bằng tài sản (nhà đất, xe ô tô,...), thường được sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân như tiêu tiền mua sắm, du lịch, học hành, hoặc trả nợ khác. Thông thường, lãi suất cho vay tín chấp cao hơn so với các khoản vay đảm bảo vì ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng gánh nhiều rủi ro hơn khi không có tài sản cụ thể để đảm bảo khoản vay.

  • Vay trả góp: Người vay có thể mua những món hàng lớn (đồ điện tử, ô tô, hay căn hộ) từ các cửa hàng và trả tiền theo các khoản trả góp định kỳ và sau đó trả lại số tiền này theo kỳ hạn hoặc theo từng đợt nhỏ trong một thời gian dài. Thông thường, lãi suất cho vay trả góp có thể được cố định hoặc thay đổi tùy theo thỏa thuận.

Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào mà chỉ chứng minh được thu nhập định kỳ. Hạn mức tín dụng cũng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó. Ngoài ra, thời hạn của tín dụng tiêu dùng thường dưới 5 năm và người vay trả một phần gốc và lãi hàng tháng.

Vai trò của lãi suất là gì?

Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong quá trình vay tiền và ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân cũng như tình hình kinh tế tổng thể. Đối với nền kinh tế, lãi suất được sử dụng như một công cụ quan trọng để điều tiết chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế và ổn định tỷ giá, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Đối với người vay, lãi suất sẽ giúp tính toán chi phí vay tiền, cũng như khả năng vay tiền. Do đó, lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế và tác động lớn đến tình hình tài chính cá nhân của người vay.

Lãi suất ảnh hưởng như thế nào lên tín dụng tiêu dùng

Cách tính lãi suất tín dụng tiêu dùng?

Lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay dao động từ 6% đến 28%, tùy thuộc vào hình thức vay. Trong đó, lãi suất có thể được tính theo 2 cách: dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc (tùy theo từng ngân hàng). Tính lãi theo dư nợ gốc là người vay tín dụng sẽ phải trả một khoản tiền lãi cố định từ đầu kỳ cho đến cuối kì tín dụng. Còn tính theo dư nợ giảm dần là người vay sẽ trả tiền lãi căn cứ vào số dư nợ thực tế trên trong từng kì.

Lãi suất vay tiêu dùng tính theo dư nợ gốc

Trong phương pháp tính lãi suất theo dư nợ gốc, lãi suất được tính dựa trên số tiền gốc bạn vay ban đầu và không thay đổi trong suốt thời gian vay. Điều này đồng nghĩa với việc số tiền bạn phải trả đều đặn hàng tháng sẽ không thay đổi. Công thức tính lãi suất theo dư nợ gốc:

  1. Lãi suất hàng tháng = Lãi suất một năm / 12 tháng

  2. Tiền lãi phải trả mỗi tháng = Tiền nợ gốc x Lãi suất hàng tháng

  3. Tổng tiền nợ và tiền lãi phải trả hàng tháng = Tổng tiền nợ trung bình mỗi tháng và tiền lãi trả hàng tháng.

Ví dụ: Nếu bạn vay 50 triệu đồng ban đầu trong thời hạn 1 năm, lãi suất hàng tháng sẽ luôn dựa trên số tiền bạn vay ban đầu là 50 triệu đồng.

Lãi suất vay tiêu dùng tính theo dư nợ giảm dần

Phương pháp tính lãi suất theo dư nợ giảm dần là khi lãi suất được tính dựa trên số dư nợ còn lại sau mỗi kỳ thanh toán. Công thức tính tiền lãi theo dư nợ giảm dần như sau:

  1. Tiền lãi tháng đầu tiên  = số tiền vay x lãi suất cố định hàng tháng

  2. Tiền lãi các tháng sau đó = Số tiền gốc còn lại x lãi suất vay

  3. Số tiền cần trả hàng tháng = số tiền vay/ tổng số tháng vay + tiền lãi hàng tháng

Ví dụ: Bạn vay tiền mua xe với khoản vay là 50 triệu đồng, lãi suất 6%/năm. Bạn thanh toán trong 1 năm, và tiền phải trả cố định hàng tháng là 5 triệu đồng.

Tiễn lãi tháng đầu = 50 triệu x (6%/ 12) = 250,000.

Tiền lãi tháng thứ 2 = (50,000,000 – 5,000,000) x 0,005 = 225,000.

Tiền lãi tháng 3 = 40,000,000 x 0,005 = 200,000.

Ảnh hưởng của lãi suất đến tín dụng tiêu dùng

Chi tiêu tiêu dùng và lãi suất có mối quan hệ nghịch đảo. Khi lãi suất cao, chi tiêu của người tiêu dùng giảm. Nguyên nhân là khi lãi suất cao, hàng hóa, dịch vụ đắt đỏ hơn vì chi phí vay đắt đỏ hơn. Nếu một người đang tính toán để vay tín dụng mua một ngôi nhà hoặc một chiếc xe hơi, những thứ này sẽ đắt hơn vì lãi suất cho khoản vay để mua hàng cao hơn. Ngoài ra, khi người dùng phải trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng này, họ sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu cho các mặt hàng khác, điều này cũng làm giảm chi tiêu chung của người tiêu dùng trong nền kinh tế.

Lãi suất cao sẽ khuyến khích tiết kiệm?

Đúng vậy, lãi suất cao làm cho hàng hóa và dịch vụ đắt hơn do chi phí vay tăng lên. Điều này khiến người dùng giảm lượng tiêu dùng của họ, có nghĩa là họ đang tiết kiệm nó. Ngoài ra, nếu lãi suất cao, người tiêu dùng có thể nhận được lợi nhuận cao hơn từ các khoản gửi tiết kiệm của họ, điều này cũng càng khuyến khích tiết kiệm hơn.

Vậy ai được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn?

Các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng, được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn. Tính lãi suất cho các khoản vay họ thực hiện là cách các ngân hàng kiếm tiền. Lãi suất họ có thể tính càng cao, họ càng có thể kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, đối với người vay tiêu dùng, lãi suất có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu tiền của người họ.

Lãi suất thấp có thể kích thích tiêu dùng, vì trả lãi hàng tháng thấp hơn, trong khi lãi suất cao có thể dẫn đến sự hạn chế tiêu tiền và tiết kiệm nhiều hơn, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng vì người dân sẽ không còn nhu cầu vay nợ để chi tiêu thêm. Từ đó, ngân hàng sẽ nhận được ít lợi nhuận hơn vì người dân vay ít hơn, và từ từ điều chỉnh lãi suất đến một mức hợp lí - vừa phù hợp cho người đi vay vừa tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Khám phá các chỉ số kinh tế, dữ liệu tài chính quan trọng và thông tin chi tiết về thị trường tài chính trên WiChart.