Ngành Tiện ích điện là một trong những lĩnh vực có giá trị vốn hóa lớn tại thị trường Việt Nam, nhưng việc phân tích chuyên sâu ngành này thường bị bỏ qua do tính phức tạp trong cấu trúc và sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật. Bài viết này giới thiệu cách tiếp cận dựa trên chuỗi giá trị, giúp bóc tách từng khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp trong ngành.
Phương pháp này được xây dựng dựa trên những nghiên cứu từ tài liệu Fisher Investments on Utilities, kết hợp với dữ liệu thực tế của thị trường Việt Nam. Mục tiêu là cung cấp góc nhìn toàn diện, từ diễn biến lợi nhuận, cơ cấu chi phí, đến năng lực tài sản và định giá. Các khu vực biểu đồ của Dashboard bao gồm:
1/ Diễn biến lợi nhuận và doanh thu
Lợi nhuận sau thuế và tăng trưởng YoY
Cơ cấu lợi nhuận (chủ yếu đánh giá mức độ đóng góp từ hoạt động chính của doanh nghiệp)
Doanh thu thuần và tăng trưởng YoY

2/ Biên lợi nhuận và yếu tố ảnh hưởng
Trong ngành nhiệt điện, doanh thu (đầu ra) chịu tác động từ giá điện, trong khi chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt là giá than, chiếm tỷ trọng lớn (60-80%) trong tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, việc theo dõi biến động giá than là yếu tố quan trọng khi phân tích ngành này.
Diễn biến biên lợi nhuận
Quan sát biến động biên lợi nhuận theo diễn biến giá đầu vào (giá than) và giá đầu ra (giá điện)

3/ Phân tích chi phí sản xuất và tài chính
Phần biến phí sản xuất điện bao gồm chi phí bảo trì, vận hành, nhưng chiếm phần lớn là chi phí nguyên vật liệu đầu vào (như than, dầu). Một vài doanh nghiệp tiện ích phải có biên lợi nhuận gộp cao để bù đắp cho phần định phí (ví dụ như sản xuất năng lượng mặt trời đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư hơn, do công nghệ cao).
Và một phần quan trọng khác đó là các doanh nghiệp tiện ích thường có tỷ lệ vay nợ cao, việc quan sát chi phí lãi giúp đảm bảo phần chi phí này không ảnh hưởng quá lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Cơ cấu chi phí sản xuất
Cơ cấu chi phí hoạt động
Theo dõi chi phí nợ phát sinh từ vay

4/ Tài sản và nguồn vốn
Phần lớn giá trị của doanh nghiệp tiện ích điện đến từ tài sản cố định như nhà máy và cơ sở hạ tầng:
Cơ cấu tài sản: Theo dõi mức độ đầu tư vào tài sản cố định giúp đánh giá năng lực sản xuất và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Cơ cấu nguồn vốn: Sự phụ thuộc lớn vào vốn vay có thể tạo rủi ro, nhưng cũng là yếu tố thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng mới.

5/ Định giá
Tại sao ngành điện có định giá thấp, Fisher có đưa ra những quan sát như sau:
Tăng trưởng chậm: Ngành có tính bão hòa, với cơ hội tăng trưởng hạn chế so với các ngành khác.
Phụ thuộc vào nợ: Tỷ lệ vay nợ cao làm giảm khả năng linh hoạt tài chính.
Sở hữu nhà nước lớn: Điều này ảnh hưởng đến khả năng tối ưu hóa lợi nhuận và chiến lược kinh doanh.

6/ Lưu ý: Điểm khác biệt giữa các loại hình tiện ích
Phân tích ngành Tiện ích điện cần được tùy chỉnh tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp:
Nhiệt điện: Chịu ảnh hưởng lớn từ giá than và quy định giá điện.
Thủy điện: Có chi phí đầu vào thấp nhưng phụ thuộc vào biến động thời tiết.
Điện khí: Đòi hỏi công nghệ cao và đầu tư lớn, nhưng tiềm năng phát triển dài hạn là rất lớn khi các quốc gia, bao gồm Việt Nam, đẩy mạnh giảm phát thải carbon.
Kết luận
Phân tích ngành Tiện ích điện dựa trên chuỗi giá trị là cách tiếp cận hiệu quả, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cấu trúc hoạt động và yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Hy vọng cách tiếp cận này sẽ cung cấp góc nhìn bổ ích, hỗ trợ việc đánh giá và ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
Link biểu đồ: wichart.vn/VSH?ws=1c4185b7-1221-4395-9dfd-a25aaa438d57