I. Tầm quan trọng của cập nhật các chỉ số vĩ mô kịp thời
Phân tích kinh tế vĩ mô đòi hỏi quá trình theo dõi liền mạch và cập nhật liên tục nhằm theo dõi các xu hướng thị trường một cách kịp thời. Đặc biệt, với chỉ số biến động cao như lãi suất liên ngân hàng qua đêm (ON) hay lợi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) thường thay đổi theo ngày, đòi hỏi nhà đầu tư phải cập nhật dữ liệu nhanh chóng để đưa ra quyết định phù hợp. Do đó nếu dựa vào các báo cáo chiến lược hay vĩ mô từ công ty chứng khoán, quỹ đầu tư hoặc báo chí sẽ khiến nhà đầu tư gặp bất lợi, do độ trễ của những váo cáo này với diễn biến thực tế trên thị trường.
Chính vì vậy, việc tự xây dựng một Dashboard theo dõi các biến số kinh tế vĩ mô trở nên cần thiết, giúp nhà đầu tư chủ động cập nhật thông tin nhanh chóng và linh hoạt hơn. Bài viết trình bày dashboardxu hướng tiêu dùng và sản xuất của Hoa Kỳ, đồng thời hỗ trợ nhà nhà đầu tư lên ý tưởng phân tích, chủ động theo dõi kịp thời diễn biến thị trường.
Link dashboard: wichart.vn/macro?ws=94042a35-0bb7-46d2-9540-1f258fa0e161
II. Tổng Quan Hướng Phân Tích/Theo Dõi Các Chỉ Số - Tiêu dùng Và Sản Xuất Hoa Kỳ
Bài viết phân tích bắt đầu từ khu vực tiêu dùng, tiếp đến là sản xuất và cuối cùng là GDP. Bởi GDP là chỉ số lagging, phản ánh những gì đã diễn ra trong quá khứ. Việc theo dõi trước các biến số tiêu dùng và sản xuất giúp nhà đầu tư dự đoán sớm xu hướng GDP, từ đó đánh giá nền kinh tế đang nóng hay lạnh, xây dựng kịch bản thị trường (kịch bản chính sách) cũng như các quyết định hành động đi kèm.

Ảnh 1: Sơ đồ theo dõi sức khỏe nền kinh tế Hoa Kỳ các các chỉ tiêu cần theo dõi
III. Dashboard khu vực tiêu dùng: Đánh giá sức cầu của nền kinh tế
Cụm dashboard đầu tiên tập trung vào khu vực tiêu dùng, phản ánh sức cầu của nền kinh tế. Các chỉ số quan trọng đề xuất theo dõi gồm:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tỷ lệ thất nghiệp: Đây là hai biến số cốt lõi của nền kinh tế Hoa Kỳ, đồng thời cũng là mục tiêu quan trọng trong chính sách điều hành, tác động trực tiếp đến khuynh hướng tiêu dùng.
Tăng trưởng thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng (YoY): Đánh giá mức độ sẵn lòng chi tiêu của khu vực dân cư, phản ánh nhu cầu thực sự trong nền kinh tế. Nếu thu nhập tăng nhưng chi tiêu không tăng tương ứng, điều đó có thể cho thấy người dân đang có xu hướng tiết kiệm hoặc đầu tư thay vì tiêu dùng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tín dụng tiêu dùng và lãi suất vay: Theo dõi nợ vay tiêu dùng và lãi suất giúp đánh giá xem nền kinh tế đang vận hành dựa trên thu nhập thực hay phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Nếu tiêu dùng tăng nhưng chủ yếu do nợ vay gia tăng, điều này có thể dẫn đến rủi ro nợ xấu và lãi phải trả trong tương lai.
Xu hướng nhập khẩu: Nhập khẩu là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá nhu cầu tiêu dùng hàng hóa từ bên ngoài. So sánh mức tăng trưởng nhập khẩu và tiêu dùng nội địa sẽ giúp có cái nhìn khách quan hơn về sức cầu trong nước và mức độ phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Ảnh 2: Dashboard theo dõi xu hướng tiêu dùng Hoa Kỳ
IV. Dashboard khu vực sản xuất: Đánh giá nguồn cung của nền kinh tế
Với sự phát triển của AI và công nghệ đo lường theo thời gian thực, các nhà sản xuất ngày càng có xu hướng theo dõi nhu cầu tiêu dùng trước khi quyết định sản xuất. Do đó, cụm dashboard này tập trung vào việc phân tích cung ứng hàng hóa và chi phí sản xuất, giúp đánh giá sự vận hành của nền kinh tế từ phía cung.
Khảo sát nhà sản xuất (YoY): Cung cấp hiện trạng tồn kho, đơn các đơn đặt hàng và đơn hàng đã giao từ phía nhà sản xuất.
PMI của Hoa Kỳ (sản xuất và dịch vụ): Sử dụng để dự báo xu hướng tăng trưởng kinh tế, cho cái nhìn toàn diện về hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và dịch vụ.
Lạm phát đầu sản xuất (PPI + Giá dầu): Nhận biết mức tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, trong chu kỳ kinh tế thông thường, PPI hoặc giá dầu tăng có khuynh hướng tác động đến CPI và tiêu dùng người dân.
Tình hình sản xuất IIP (YoY): Đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp.
Doanh thu các khu vực (YoY): Nhà sản xuất - Bán buôn - Bán lẻ - dịch vụ
Tăng trưởng dư nợ NHTM (loại trừ tiêu dùng) (YoY): Theo dõi dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp ở Mỹ
Lãi suất các loại:
Lãi suất thương phiếu: dùng tài trợ Working Capital cho doanh nghiệp
Lãi suất cơ bản (Bank Prime Loan Rate): lãi suất các ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp top đầu.
Lãi suất SOFR: lãi suất cho vay có đảm bảo trên thị trường liên ngân hàng, có thể dùng để xem xu hướng sắp tới của lãi suất sẽ tăng hay giảm, qua đó đánh giá chi phí lãi vay của doanh nghiệp.

Ảnh 3: Dashboard theo dõi nguồn cung của Hoa Kỳ
V. Dự báo mức tăng trưởng GDP và các chính sách điều hành
Dựa trên phân tích xu hướng tiêu dùng và sản xuất, nhà đầu tư có thể xây dựng các kịch bản kinh tế, xác định mức tăng trưởng GDP hợp lý và dự đoán sự điều chỉnh trong chính sách. Từ đó, từng kịch bản sẽ đưa ra các quyết định phù hợp, giúp nhà đầu tư chủ động thích ứng với diễn biến thị trường.

Ảnh 4: Tăng trưởng GDP Hoa Kỳ (YoY)
VI. Kết luận
Bài viết giới thiệu Dashboard vĩ mô tiêu dùng - sản xuất Hoa Kỳ đem đến góc nhìn trực quan, theo dõi dữ liệu kinh tế kịp thời và hỗ trợ ra quyết định hiệu quả. Ngoài ra, mỗi nhà đầu tư có thể tùy chỉnh dashboard theo thế mạnh và góc nhìn riêng của mình, đảm bảo phù hợp với chiến lược và mục tiêu đầu tư.