Kể từ năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu quá trình Đổi Mới, mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài, nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) đóng vai trò của FDI rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế trong nhiều năm nay, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có sự tăng trưởng và đã tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh kinh tế, mở rộng giao thương quốc tế và có những cải tiến về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu FDI là gì và ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của FDI trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Giới thiệu về FDI

Khái niệm FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là quá trình khi một tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất ở một quốc gia khác. Với hình thức đầu tư này, các công ty nước ngoài có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động hàng ngày ở một doanh nghiệp, tập đoàn tại quốc gia khác. FDI có thể mang lại tình thế “win-win” cho đôi bên.

Đối với quốc gia đích, nó có thể giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân địa phương, thu hút nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và kiến thức. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, FDI có thể mang lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở quốc gia đích và mở rộng sự hiện diện toàn cầu cũng như tăng doanh thu và lợi nhuận.

Hiện nay, vốn FDI vào Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng, lên tới 15.9 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2023, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố. Đây là con số cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Thông tin vốn đầu tư FDI trên WiChart

Các loại hình đầu tư FDI

Dựa trên sự tương thích về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của các công ty đang thực hiện FDI, có thể phân loại FDI theo 4 dạng sau đây:

FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI)

Đây là dạng đầu tư phổ biến nhất hiện nay. Đây là dạng đầu tư khi công ty ở thị trường nước ngoài tập trung vốn vào 1 doanh nghiệp ở thị trường đích với cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Lúc này, 2 doanh nghiệp sẽ tận dụng sự tương hỗ về nguồn lực và chuyên môn trong cùng 1 đoạn chuỗi giá trị.

FDI theo chiều dọc (Vertical FDI)

Đây là dạng đầu tư để hoàn thiện chuỗi giá trị, trong đó bao gồm nhiều bước, nhiều ngành nghề liên quan. Công ty chọn loại hình FDI này khi muốn kiểm soát được các khâu trong chuỗi cung ứng của mình, có thể là khâu sản xuất, kinh doanh hoặc cung ứng nguyên liệu sản phẩm.

FDI tập đoàn (Conglomerate FDI)

Đây là hình thức đầu tư vào công ty có ngành nghề hoàn toàn khác, không liên quan trực tiếp tới công ty đầu tư.

FDI nền tảng (Platform FDI)

Đây là hình thức đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn nước ngoài tới quốc gia đích. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra lại được xuất khẩu sang một nước thứ 3 có liên quan khác.

Hình thức đầu tư doanh nghiệp FDI

  • Có đa dạng các hình thức đầu tư doanh nghiệp FDI. Mỗi hình thức lại có ưu nhược điểm riêng nên nhà đầu tư nước ngoài cần hiểu rõ các loại hình và mục tiêu đầu tư của mình, từ đó lựa chọn loại hình phù hợp. Có thể kể đến:

  • Mua cổ phần (Equity Investment): Trong trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của một doanh nghiệp trong quốc gia đích, trở thành cổ đông của công ty đó. Họ có quyền tham gia vào quản lý và quyết định kinh doanh của công ty.

  • Xây dựng Công ty con (Wholly Owned Subsidiary): Nhà đầu tư nước ngoài tạo ra một công ty con hoàn toàn mới tại quốc gia đích. Công ty con này hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và họ có quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của nó. Như vậy, nhà đầu tư sẽ có toàn quyền quyết định nhưng trách nhiệm và vốn đầu tư cũng sẽ rất lớn.

  • Liên Doanh (Joint Venture): Nhà đầu tư nước ngoài và một đối tác trong nước hợp tác để thành lập một công ty con hoặc tổ chức thực hiện dự án kinh doanh. Liên doanh có thể là liên doanh bình đẳng (cả hai bên đóng góp bằng nhau) hoặc không bình đẳng (một bên đóng góp hơn).

  • Mua Sáng chế Công nghệ (Technology Licensing): Nhà đầu tư nước ngoài mua quyền sử dụng công nghệ, sáng chế hoặc thương hiệu từ một công ty trong nước đích mà họ không cần tạo ra công ty con hay liên doanh.

  • Hợp Tác Kinh Doanh (Business Cooperation): Hình thức này thường bị nhầm lẫn với Liên Doanh. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác trong nước hợp tác trong việc thực hiện dự án kinh doanh cụ thể mà không tạo ra một công ty con mới hoặc liên doanh.

Ý nghĩa và tầm quan trọng của FDI

Đối với người dân

Lợi ích dễ thấy nhất của FDI đối với người dân chính là tạo việc làm. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trên lý thuyết thì FDI cũng có quan hệ tương quan với năng suất lao động (NSLĐ) của nước tiếp nhận nguồn vốn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nó chỉ tác động tích cực khi khu vực doanh nghiệp nội địa và người dân địa phương đủ năng lực học hỏi công nghệ mới, hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho khối doanh nghiệp FDI. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực FDI đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp.

Đối với doanh nghiệp

Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI thường tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh và khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến trong các doanh nghiệp địa phương. Có 1 lý thuyết khá nổi tiếng về việc này là Hiệu ứng cá da trơn (Catfish effect). Về căn bản, đây là hiện tượng khi 1 doanh nghiệp lớn nước ngoài nhảy vào thị trường trong nước, làm khuấy động thị trường và đặt các công ty trong nước vào tình thế nguy hiểm, buộc các công ty phải tìm kế cạnh tranh và nếu không làm được sẽ bị loại trừ.

Một ví dụ điển hình là việc Trung Quốc cho phép Tesla vào thị trường và còn đưa ra chính sách cho phép các hãng xe nước ngoài thành lập công ty con riêng sở hữu 100% vốn ở Trung Quốc (là 1 hình thức FDI ở cấp độ cao nhất), thay vì phải thành lập liên doanh để chia sẻ công nghệ với các  đối tác Trung Quốc như trước đây.

Như vậy, các công ty trong nước như xe điện Nio, được mệnh danh là “Tesla của Trung Quốc” đã tỏ ra lo lắng và đưa ra những dự báo tiêu cực về tình hình kinh doanh sắp tới. Song sự phục hồi ngoạn mục của cổ phiếu Nio, cùng với sự lạc quan trở lại với các nhà sản xuất xe điện trong nước khác, nói lên rất nhiều về hiệu quả của hiện tượng này ở Trung Quốc.

Còn có thể thấy 1 ý nghĩa quan trọng nữa của FDI với doanh nghiệp là sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất và các tài nguyên khác từ doanh nghiệp đầu tư sang doanh nghiệp thu hút FDI. Thông qua quá trình chuyển giao tài nguyên, các doanh nghiệp nhận đầu tư có thể học hỏi và áp dụng các công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại, tăng cường hiệu suất công việc.

Đối với Chính phủ

Vai trò của FDI bao gồm việc gia tăng thu nhập của nước thu hút đầu tư. Với cơ hội việc làm nhiều hơn, mức lương cao hơn, thu nhập quốc gia tăng, điều này góp phần lớn vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt có thể quan sát ở chỉ số dự trữ ngoại hối và cán cân thương mại.

Thêm nữa, FDI có thể tạo ra nguồn thuế trực tiếp cho Chính phủ. Các doanh nghiệp FDI thường phải trả thuế trực tiếp cho chính phủ, bao gồm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Các nguồn thuế này đóng góp vào nguồn thuế của quốc gia nhận đầu tư.

Khám phá các chỉ số kinh tế, dữ liệu tài chính quan trọng và thông tin chi tiết về thị trường tài chính trên WiChart.