Lãi suất là gì?
Giới thiệu về lãi suất và ý nghĩa của nó trong tài chính
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được tính theo tiền gốc đã vay mà người vay tiền phải trả cho ngân hàng/người cho vay trong khoảng thời gian xác định (theo tháng hoặc theo năm). Người vay tiền có thể là cá nhân, doanh nghiệp, hoặc ngân hàng. Ngược lại, đối với việc gửi tiền, người nhận tiền phải trả lãi cho người gửi với mức lãi suất đã thỏa thuận trong thời gian xác định.
Lãi suất tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro liên quan đến người vay. Tiền lãi được xem là khoản bồi thường cho tổn thất gây ra do sử dụng tài sản. Trong trường hợp cho vay tiền, người cho vay có thể đã đầu tư tiền vào một số liên doanh khác thay vì cho nó như một khoản vay. Trong trường hợp cho vay tài sản (hay còn gọi là thuê tài chính), người cho vay có thể tạo thu nhập bằng cách tự sử dụng tài sản. Do đó, để bù đắp cho những cơ hội bị mất này, lãi suất được áp dụng như một khoản bồi thường.
Lãi suất có thể được áp dụng trong các thời kỳ khác nhau như hàng tháng, hàng quý hoặc hai năm một lần. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp khi đề cập đến lãi suất, ta nói đến lãi suất tính theo năm. Và thông thường, lãi suất cũng đề cập đến tỷ lệ mà ngân hàng trả cho khách hàng của mình để giữ tiền gửi trong ngân hàng (lãi suất tiền gửi).
Lãi và lãi suất là hai khái niệm riêng biệt, chúng khác nhau ở điểm là lãi suất chính là tỷ lệ phần trăm của số tiền gốc mà người ta phải trả lại khi vay tiền. Trong khi đó, lãi là khoản tiền phải trả cho người cho vay tiền hoặc gửi tiền dựa trên một tỷ lệ phần trăm (lãi suất) được thỏa thuận trước đó.
Ví dụ: Nếu bạn vay 500 triệu đồng với lãi suất 10%/năm thì số tiền lãi phải trả là 50 triệu đồng cho người cho vay.
Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến lãi suất
Có một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất có thể kể đến như cung cầu tiền tệ, tình hình lạm phát, ổn định kinh tế, và chính sách của Nhà nước.
Yếu tố cung cầu tiền tệ
Cung cầu tiền tệ là số tiền được dùng để thanh toán trên thị trường, còn lãi suất là giá cả sử dụng vốn. Do đó mọi sự thay đổi cung - cầu trên thị trường đều tác động đến lãi suất. Sự gia tăng nhu cầu vay vốn sẽ dẫn đến tăng lãi suất. Ngược lại, sự gia tăng nguồn cung - tiền gửi vào ngân hàng - sẽ đến giảm lãi suất. Tuy nhiên, mức biến động này cũng phụ thuộc vào chính phủ nói chung và Ngân hàng Nhà Nước nói riêng, để đáp ứng mục tiêu kinh tế và duy trì sự ổn định của lãi suất, cũng như sự vững chắc của thị trường vốn.
Yếu tố lạm phát
Tỷ lệ lạm phát càng cao, lãi suất càng tăng. Khi đó, giá trị của tiền mặt trong tay người dân cũng như các doanh nghiệp sẽ bị giảm giá trị, cho nên các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn, gây áp lực tăng lãi suất để bù đắp cho giá trị tiền giảm. Do đó, khi lạm phát tăng, lãi suất thường sẽ tăng theo để để kiểm soát lạm phát, bảo vệ giá trị của tiền tệ. Ngược lại, nếu lạm phát thấp, lãi suất có thể được giữ ở mức thấp để thúc đẩy vay tiêu dùng, đầu tư, giúp tăng trưởng kinh tế.

Yếu tố ổn định nền kinh tế
Nền kinh tế mạnh mẽ thường dẫn đến lãi suất tăng lên do nhu cầu vay mượn tăng cao. Khi kinh tế ổn định và tăng trưởng, người dân có tài sản và đời sống đầy đủ hơn, và sẽ có xu hướng muốn đầu tư hoặc gửi tiền với mục đích sinh lời hơn thay vì chỉ chỉ tiết kiệm để chi tiêu. Với lượng cung tiền cho vay tăng lên, lãi suất sẽ giảm để kích cầu. Và khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh, cầu tiền tăng lên thì lãi suất sẽ có xu hướng tăng trở lại. Ngược lại, trong nền kinh tế trì trệ, thường lãi suất sẽ thấp hơn do ít người muốn vay tiền cho việc chi tiêu hoặc đầu tư hơn.
Chính sách của Nhà nước
Ngân hàng trung ương quyết định chính sách lãi suất, và thông qua các biện pháp chính sách tiền tệ, như tăng giảm tỷ lệ tín dụng hay mua bán trái phiếu, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất trên thị trường. Khi Ngân hàng trung ương tăng lãi suất căn cứ vào sự gia tăng của lạm phát hoặc để giảm tiền lãi cho người dân và doanh nghiệp, điều này làm tăng lãi suất. Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương giảm lãi suất để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và giảm tình trạng thất nghiệp, lãi suất sẽ giảm.
Tầm quan trọng của lãi suất của lãi suất trong kinh doanh và đầu tư
Trong kinh doanh
Lãi suất làm tăng chi phí vay của doanh nghiệp: Khi lãi suất tăng, việc vay vốn trở nên đắt đỏ hơn. Điều này ảnh hưởng đến lãi lỗ hoặc lãi thu được từ các hoạt động kinh doanh. Ví dụ, một công ty muốn mở rộng sản xuất và cần vay tiền từ ngân hàng. Nếu lãi suất tăng, khoản vay này sẽ đòi hỏi phải trả lãi suất hàng tháng cao hơn, điều này có thể làm giảm lợi nhuận của công ty.
Ảnh hưởng đến tính khả thi của các dự án đầu tư: Khi tính toán tính khả thi của một dự án đầu tư, lãi suất được sử dụng để ước tính giá trị hiện tại của các luồng tiền trong tương lai. Nếu lãi suất cao, giá trị hiện tại của các luồng tiền trong tương lai sẽ giảm, làm cho dự án trở nên ít khả thi hơn.
Quản lý rủi ro liên quan đến biến động lãi suất: Do biến động lãi suất có thể ảnh hưởng lớn đến các khoản vay và đầu tư, doanh nghiệp cần phải quản lý rủi ro liên quan đến sự thay đổi của lãi suất. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tài chính như hợp đồng tương lai lãi suất hoặc các loại hợp đồng phái sinh khác để giảm thiểu tác động của biến động lãi suất lên tài chính của họ.
Trong đầu tư
Lãi suất làm thay đổi giá trị tương lai của đầu tư: Lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tương lai của các đầu tư. Với lãi suất cao, giá trị tương lai sẽ giảm, và ngược lại. Ví dụ, một khoản đầu tư 100.000 đô la với lãi suất 5% hàng năm sẽ có giá trị tương lai cao hơn sau 10 năm so với cùng khoản đầu tư với lãi suất 3%.
Quyết định thời điểm mua và bán tài sản tài chính: Lãi suất có thể ảnh hưởng đến quyết định thời điểm mua và bán tài sản tài chính. Nếu lãi suất cao, người đầu tư có thể chọn giữ tài sản lâu hơn để tận dụng lợi nhuận từ lãi suất cao hơn. Ngược lại, nếu lãi suất thấp, có thể họ sẽ quyết định bán tài sản để đầu tư vào các cơ hội khác.
Tương tác giữa lãi suất và lựa chọn tài sản đầu tư: Lãi suất có thể ảnh hưởng đến lựa chọn tài sản đầu tư. Người đầu tư có thể ưa chuộng các loại tài sản như trái phiếu hoặc cổ phiếu dựa trên mức lãi suất hiện tại. Chẳng hạn, nếu lãi suất tăng, người đầu tư có thể chọn đầu tư vào trái phiếu với lãi suất cố định hơn là cổ phiếu, vì lãi suất cao hơn có thể mang lại lợi nhuận ổn định hơn từ trái phiếu.
Tác động lên nền kinh tế
Tăng giá trị tiền tệ và thu hút đầu tư
Lãi suất cao khiến giá trị tiền của quốc gia tăng lên so với các quốc gia khác. Điều này thu hút nhiều đầu tư và làm tăng xuất khẩu. Ngược lại, lãi suất thấp làm giảm giá trị tiền và thúc đẩy nhập khẩu.
Nếu lãi suất trong nước cao hơn so với nước ngoài, sẽ có nhiều vốn từ nước ngoài đổ vào hơn. Điều này làm giảm giá trị của tiền địa phương cũng như tiền nước ngoài. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng hàng hóa được xuất khẩu và giảm tổng cầu, dẫn đến nguy cơ lạm phát.
Ảnh hưởng đến việc vay vốn
Lãi suất cao
Tác động lên người vay: Khi lãi suất cao, việc mượn tiền trở nên đắt đỏ hơn và người vay sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Tác động lên doanh nghiệp: Tuy nhiên, lãi suất cao có thể giảm điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh doanh và tăng lương cho người lao động.
Thay đổi lãi suất và ảnh hưởng
Khi lãi suất tăng, khả năng vay tiền giảm và nhu cầu gửi tiết kiệm tăng. Điều này có thể làm giảm tiêu dùng và ảnh hưởng đến "cầu" trong dòng tiền. Khi lãi suất giảm, nhu cầu vay tăng cao, nhưng gửi tiết kiệm có thể bị hạn chế. Điều này làm tăng "cung", có thể dẫn đến lạm phát.
Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đối với người vay, lãi suất tạo ra chi phí và giảm lợi nhuận. Đối với người cho vay, lãi suất là nguồn thu nhập của họ và đóng vai trò quan trọng trong quyết định kinh tế của họ. Lãi suất cũng là công cụ để phân phối nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế, cung cấp nguồn tiền cho tiết kiệm và vay vốn.
Ảnh hưởng đến thị trường tài chính
Khi lãi suất tăng, thường có tác dụng kiềm chế sự gia tăng của lạm phát. Người tiêu dùng thường tiêu ít hơn vì chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng, do tài chính trở nên đắt đỏ hơn. Khi lãi suất giảm, người tiêu dùng thường tiêu nhiều hơn do chi phí hàng hóa và dịch vụ trở nên rẻ hơn vì tài chính giá rẻ hơn. Sự gia tăng tiêu tiền dẫn đến nhu cầu tăng và nhu cầu cao này thường làm tăng giá cả.
Lãi suất cũng tác động lên thị trường cổ phiếu. Khi lãi suất tăng, nhà đầu tư thường ưa chuộng đặt tiền vào ngân hàng với lãi suất cao hơn thay vì đầu tư vào cổ phiếu. Điều này gây ra giảm giá trị của cổ phiếu. Trái lại, khi lãi suất giảm, nhà đầu tư thường tìm kiếm các cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao hơn, làm tăng giá trị của cổ phiếu.
Các loại lãi suất trên thị trường tài chính phổ biến hiện nay
Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được
Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất biểu thị cho sự tăng trưởng của tiền sau một thời gian nhất định, thường là một năm. Tuy nhiên, số tiền này được tính theo giá trị lý thuyết vì chưa tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát hay các yếu tố ảnh hưởng khác. Lãi suất danh nghĩa thường được công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rõ trên công cụ nợ.
Lãi suất thực: còn gọi là lãi suất hiệu quả, là loại lãi suất thực thu được sau khi đã tính đến tác động của lãi suất kép hoặc trừ đi tỷ lệ lạm phát. Quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến
Căn cứ vào tính chất của khoản tiền vay
Lãi suất tiền gửi (lãi suất huy động): là mức lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phải chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng đã gửi vào đó. Các hình thức tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi VNĐ, tiền gửi ngoại tệ,... Mức lãi suất tiền gửi phụ thuộc vào số tiền, kỳ hạn hay thời gian gửi.
Lãi suất cho vay: là tỷ lệ phần trăm tính dựa trên số tiền vay gốc mà người đi vay phải trả kèm theo tiền gốc cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng theo khoảng thời gian xác định. Lãi suất cho vay được quy định trong điều khoản hợp đồng tín dụng và chia thành nhiều mức phụ thuộc vào hình thức vay (vay tín dụng, vay ngắn hạn, vay trả góp, vay thấu chi, vay thế chấp, vay tín chấp...)
Lãi suất cơ bản: là mức lãi suất thấp nhất mà Ngân hàng Nhà Nước áp dụng riêng cho đồng nội tệ. Dựa vào căn cứ này, tổ chức tín dụng quy định lãi suất riêng cho các dịch vụ tín dụng khác, phù hợp với tình hình kinh doanh. Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 quy định về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất khi các ngân hàng vay vốn lẫn nhau vì tình trạng thiếu vốn trên thị trường liên ngân hàng. Mức lãi suất này được ngân hàng trung ương quy định và điều chỉnh dựa trên tỷ trọng sử dụng vốn hay tốc độ tăng trưởng của thị trường. Lãi suất liên ngân hàng cao hơn so với lãi suất khi vay cá nhân.
Lãi suất chiết khấu: là lãi suất lãi suất mà Ngân hàng Nhà Nước áp dụng khi cho các NHTM vay tiền, tính trên khoản tiền mà các NHTM vay vì có nhu cầu sử dụng tiền mặt trong một thời gian ngắn hoặc tỷ lệ dự trữ tiền mặt không đủ. Lãi suất chiết khấu có hai loại chính:
- Loại 1: Lãi suất NHTM chiết khấu cho khách hàng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hay các giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán.
- Loại 2: Lãi suất mà ngân hàng trung ương chiết khấu cho NHTM khi NHTM không đủ dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá trị của chính NHTM.Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất NHTM mang các giấy tờ có giá trị của khách hàng chưa đến hạn thanh toán của mình tới để được ngân hàng trung ương chiết khấu. Lãi suất này được Ngân hàng Nhà Nước quy định, phụ thuộc vào các yếu tố như giấy tờ có giá hoặc khả năng chi trả của người có trách nhiệm thanh toán số tiền được ghi trên thương phiếu, và thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu.
Lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như lãi suất tái chiết khấu nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NHTM, áp dụng đối với các giấy tờ có giá khác và có độ rủi ro về thanh toán cao hơn, vậy nên thường mức lãi suất này sẽ cao hơn lãi suất tái chiết khấu.

Căn cứ vào tính chất linh hoạt của lãi suất
Lãi suất cố định: Là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay. Ưu điểm của nó là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường đã thay đổi tăng hoặc giảm đáng kể. Lãi suất cố định thường chỉ áp dụng cho hình thức vay ngắn hạn.
Lãi suất thả nổi (lãi suất biến đổi): Trái ngược với lãi suất cố định là lãi suất thả nổi, thay đổi liên tục theo từng mốc thời gian (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) và biến động theo thị trường. Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau về mốc thời gian điều chỉnh lãi suất thả nổi dựa vào chỉ số lạm phát. Nếu lãi suất chung trên thị trường giảm thì lãi suất thả nổi giảm nhưng thông thường, mức lãi suất này sẽ thấp hơn lãi suất cố định. Lãi suất thả nổi vừa chứa đựng cả rủi ro lẫn lợi nhuận. Khi lãi suất tăng lên người đi vay bị thiệt trong khi người cho vay được lợi, ngược lại với trường hợp lãi suất giảm xuống.
Căn cứ vào cách tính lãi suất
Lãi suất đơn: Là lãi suất được tính dựa trên số vốn gốc ban đầu trong suốt thời kỳ vay. Thời gian vay càng dài, mức lãi suất càng tăng dưới dạng tuyến tính. Ví dụ, nếu số tiền vay ban đầu là 1,000,000 đồng với lãi suất 10%. Sau năm thứ nhất, tổng vốn và lãi là 1,100,000 đồng. Năm thứ 2, tiền gốc và lãi là 1,200,000 đồng. Công thức tính lãi suất đơn:
I = n*i*Co.
Trong đó:
I: số tiền lãi
n: số thời kỳ gửi vốn
i: lãi suất
Co: vốn gốc
Lãi suất kép: Là mức lãi suất được tính toán dựa vào giá trị đầu tư của số tiền gốc cộng dồn với số tiền lãi tích lũy được trong các thời kỳ vay. Công thức tính lãi suất kép:
C = Co (1 + i)n.
Trong đó:
C: số tiền thu được theo lãi gộp sau n kỳ
Co: số vốn gốc
i: lãi suất
n: số thời kỳ gửi vốn
Lãi suất hoàn vốn: là lãi suất được đặt ra với mục tiêu cân bằng giá trị hiện tại của các dòng thu nhập trong tương lai khi trái phiếu hoặc cổ phiếu sẽ chi trả so với giá trị trên thị trường chứng khoán. Mức lãi suất hoàn vốn được tính dựa trên công cụ nợ với giá trị hôm nay của chính công cụ đó.
Kết luận
Tóm lại, có thể hiểu ngắn gọn lãi suất là tỷ suất mà tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay nào đó. Các yếu tố như cung cầu tiền tệ, tình hình lạm phát, ổn định kinh tế và chính sách của Nhà nước đều ảnh hưởng đến lãi suất. Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đầu tư và tác động lên nền kinh tế tổng thể.
Có nhiều loại lãi suất phổ biến, bao gồm lãi suất danh nghĩa, thực tế, cố định và thả nổi, mỗi loại phục vụ mục đích cụ thể. Cần hiểu rõ các loại lãi suất này để có quyết định tài chính thông minh và hiệu quả.
Khám phá các chỉ số kinh tế, dữ liệu tài chính quan trọng và thông tin chi tiết về thị trường tài chính trên WiChart.