Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng, thể hiện tình trạng việc làm của một quốc gia. Tuy nhiên, nó không chỉ là một chỉ số độc lập mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế. Trong bài viết này, hãy cùng WiGroup tìm hiểu về mối tương quan giữa GDP và tỷ lệ thất nghiệp.

GDP và vai trò của nó trong nền kinh tế

GDP (Gross Domestic Product) là tổng giá trị các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. GDP được coi là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất, là thước đo thể hiện sức khỏe kinh tế và khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ thu nhập đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Có thể thấy, GDP là một yếu tố giúp các nhà đầu tư xác định quốc gia tiềm năng để đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn cũng như là một trong những yếu tố quan trọng giúp chính phủ ra các chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế quốc gia. Sự tăng trưởng GDP thường đi kèm với sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ, và nông nghiệp, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và sự đa dạng hóa trong lực lượng lao động. Ngược lại, chỉ số GDP giảm có thể dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tiền mất giá… 

GDP Việt Nam 2020 - 2023 - WiChart

Nguyên nhân thất nghiệp phổ biến

Thất nghiệp là gì?

Thất nghiệp là một thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế vĩ mô để chỉ tình trạng của những người đang trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động và có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm. Thước đo thất nghiệp được sử dụng thường xuyên nhất là tỷ lệ thất nghiệp. Nó được tính bằng cách chia số người thất nghiệp cho số người trong lực lượng lao động. Theo các nhà kinh tế, thất nghiệp có thể chia ra làm các loại sau:

  • Thất nghiệp tự nhiên là tình trạng thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp thất ma sát và thất nghiệp cơ cấu, nhưng không bao gồm thất nghiệp chu kỳ.

  • Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): Là tình trạng thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu, khi đó một số người không có khả năng tìm kiếm được việc làm do thiếu các kỹ năng mà thị trường lao động cần.

Điều này có thể do:

  • Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế

  • Tiến bộ công nghệ

  • Cạnh tranh quốc tế

Có những lao động mất việc làm nhận thấy rằng kỹ năng của họ không được thị trường cần đến trong dài hạn (từ 6 tháng trở lên). Sự lệch ngành nghề là nguyên nhân cho lí do vì sao cả lúc lượng cầu bằng lượng cung lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn lớn. Những lao động này cần được đào tạo lại, hoặc chuyển sang nơi khác tìm việc.

  • Thất nghiệp ma sát: Là tình trạng thất nghiệp xảy ra khi người lao động chuyển từ một công việc sang công việc khác hoặc mới vào thị trường lao động. Trong quá trình chuyển đổi này, người lao động cần một khoảng thời gian để tìm kiếm và chọn lựa công việc phù hợp với kỹ năng và mong muốn của họ. Thất nghiệp thất ma sát thường là một phần tự nhiên và bình thường của hệ thống lao động.

  • Thất nghiệp chu kỳ là độ lệch giữa thất nghiệp thực tế với thất nghiệp tự nhiên, xảy ra do sự dao động của hoạt động kinh tế theo chu kỳ kinh tế.  Nó xảy ra khi nền kinh tế trải qua giai đoạn suy thoái hoặc giảm tốc độ tăng trưởng, dẫn đến giảm sản xuất và nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp. Trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp thường giảm quy mô sản xuất và cắt giảm nhân sự để giảm chi phí.

Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam - WiChart

Vì sao lại thất nghiệp?

Thất nghiệp không chỉ đơn giản là một hiện tượng kinh tế, mà còn là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp. Một trong những nguyên nhân chính là sự biến động trong kinh tế, sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề và sự tự động hóa cũng có thể gây thất nghiệp, khi mà một số ngành công nghiệp truyền thống trở nên không còn cần thiết.

Ngoài ra, các yếu tố như giáo dục, kỹ năng lao động, và chính sách lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong tình trạng thất nghiệp. Khi người lao động không có đủ kỹ năng để làm việc trong một ngành nghề cụ thể, họ sẽ khó tìm được việc làm. Thực tế, thị trường lao động đang đối mặt với những thách thức đặc biệt do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự biến đổi toàn cầu.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2022 là 2,5%. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) năm 2022, số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng thêm 975.333 người, tức tăng 27,6% so với năm 2021.

Tương quan giữa GDP với tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có GDP. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao, điều quan trọng là sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động. Tăng trưởng nhanh thường đi kèm với giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, có sự tương quan giữa GDP và lạm phát nếu GDP tăng quá nhanh, có thể dẫn đến lạm phát và tăng giá cả, ảnh hưởng đến thị trường lao động.

Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và GDP được mô tả theo Định luật Okun, theo đó, mỗi tăng trưởng 1% của GDP giảm tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2%. Tuy nhiên, mối quan hệ này không đơn giản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chính sách kinh tế của chính phủ, tình hình thị trường lao động, và tình hình kinh tế toàn cầu.

Tương quan giữa GDP và tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển của một quốc gia. Mối liên kết này không chỉ là một chiều mà còn là tương hỗ. GDP mạnh mẽ tạo ra cơ hội việc làm, trong khi lực lượng lao động chất lượng cao cũng góp phần tăng cường GDP.

Ảnh hưởng này không chỉ đến quy mô nền kinh tế mà còn liên quan đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững. Kết quả từ Tổng cục Thống kê Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2022 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ này trong bối cảnh thị trường lao động đang đối mặt với những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi toàn cầu.

Kết luận

Trong bối cảnh thách thức và cơ hội, tương quan giữa GDP và tỷ lệ thất nghiệp không chỉ là một vấn đề kinh tế mà còn là một thách thức cho sự phát triển toàn diện. Việc hiểu rõ về sự tương quan này là chìa khóa để đưa ra các chính sách và biện pháp hỗ trợ cũng như đánh giá cách tốt nhất các quyết định đầu tư. Chỉ khi cả GDP và tỷ lệ thất nghiệp đồng thuận, ta mới có thể hướng tới một tương lai với ít thất nghiệp hơn và sự phát triển bền vững.

Đăng ký ngay khóa học về tài chính và đầu tư từ WiGroup để nắm bắt kiến thức chuyên sâu và áp dụng vào thực tế. Để hiểu rõ hơn về những yếu tố vĩ mô như GDP và tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát... bạn có thể tham gia khóa học Đọc hiểu và Phân tích dữ liệu vĩ mô tiền tệ nhé.